Chú thích Cuộc_nổi_dậy_Phan_Bá_Vành

  1. 1 2 Theo Lịch sử Việt Nam (1427-1858), quyển 2, tập 2, tr. 175.
  2. Xem chi tiết trong sách Lịch sử Việt Nam (1427-1858), tr. 166-173. Các con số cũng ghi theo sách này.
  3. Thực tế, ở đồng bằng Bắc Bộ, nạn đói không chỉ có năm này mà đã xảy ra trong nhiều năm liền ở đầu thời Nguyễn. Tháng giêng năm Minh Mạng thứ 7 (1826), quan Bắc thành tâu rằng: Trong 13 huyện trấn Hải Dương người đói lưu tán hết 108 làng, bỏ hoang mất hơn 12.700 mẫu ruộng, thuế mùa đông năm ngái không lấy gì nạp được (Quốc triều sử toát yếu,tr. 169).
  4. Dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ 19 (1802-1884), tr. 135.
  5. Trong Truyện Bá Vành, Lê Trọng Hàm (tác giả Minh đô sử) cho biết: Phan Bá Vành còn có tên là Đỗ Hiển Vinh. Ông tổ xa của Phan Bá Vành là thái bảo Ngô Từ (cha Quang Thục hoàng thái hậu, và là ông ngoại vua Lê Thánh Tông). Về sau họ này dời đến ở làng Minh Giám thì đổi theo họ mẹ (họ Phan). Theo Lời tựa Phan tộc thống tôn ngọc chí (viết năm 1906), tác giả là Phan Duy Tự cho biết việc đổi họ vì hai lẽ: một là để tránh sự khủng bố của Mạc Đăng Dung đối với con cháu công thần nhà Lê; hai là nguyên quán họ Lê ở Động Phang (hay Động Bàng), nên lấy họ Phan để không quên tên quê gốc (vì âm đọc hơi giống nhau). Theo nghiên cứu của Nguyễn Phan Quang, Phan Bá Vành mất chỉ ở khoảng 40 tuổi (Việt Nam thế kỷ 19 [1802-1884], tr. 177).
  6. Làng Minh Giám là một làng lớn ven sông Hồng, phía Đông có sông Kem chảy từ Kiến Giang ra sông Hồng. Bên kia sông là huyện Giao Thủy, cách bờ sông Hồng khoảng 3 km là xã Trà Lũ, về sau trở thành căn cứ chính của quân Ba Vành.
  7. 1 2 3 4 5 6 7 8 Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Tiến Đoàn, Nguyễn Cảnh Minh. (1979). Tìm hiểu thêm: Khởi nghĩa Phan Bá Vành. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 188 (Tháng 5/1979), tr. 31-45.https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/82160
  8. Gia phả của nhánh Phan Bá Vành đã bị thất lạc, nên chỉ biết mẹ ông tên là Mai Thị Vẻ, người làng Cối Kê (nay là xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), còn tên cha thì không rõ.
  9. Tài liệu của Phòng Bảo tồn Bảo tàng, thuộc Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình. Dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ 19 (1802-1884), tr. 176.
  10. “Khởi nghĩa Phan Bá Vành”.
  11. Hoa Bằng, tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 83, 1966.
  12. “Dòng họ Phan Sĩ - Phan Bá Vành”.[liên kết hỏng]
  13. Theo Nguyễn Phan Quang, tr. 134
  14. Nguyễn Hạnh là một cận tướng của vua Quang Trung, từng giúp vua Cảnh Thịnh chạy trốn khi Phú Xuân thất thủ. Sau này, vua Gia Long nghe tiếng ông cho mời về, nhưng ông không nghe, chỉ chờ dịp tham gia đánh đổ nhà Nguyễn (theo Phạm Văn Sơn, tr. 344-345).
  15. Vũ Đức Cát, nguyên là Thủ ngự đồn Ba Thắc, vì con phải tội giết người, nên bị cách. Theo Quốc triều sử toát yếu, tr. 169).
  16. Quốc triều sử toát yếu, tr. 169.
  17. Xem chi tiết trong Truyện Phan Bá Vành của Văn Lang, (tr. 248-249) hay xem tại đây [liên kết hỏng]. Trong sử nhà Nguyễn (Quốc triều sử toát yếu) không có chi tiết này.
  18. Chép theo Quốc triều toát yếu (tr. 173). Minh đô sử của Lê Trọng Hàm chép tương tự.
  19. Chi tiết Phan Bá Vành cắn lưỡi tự tử, căn cứ theo Trương Hữu Quýnh (chủ biên, tr. 459) và Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực (bàn dịch của Viện Sử học (Việt Nam)). Con số 765 quân nổi dậy bị bắt, chép theo Việt Nam sử lược (tập 2, tr.203). Nguyễn Hữu Quýnh (chủ biên, tr. 459) và Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên sách giáo khoa Lịch sử 10, tr.131) đều số bị bắt là 7, 8 ngàn người, trong đó có vài trăm phụ nữ... Rất có thể con số này kể luôn cả dân làng Trà Lũ (ý kiến của người khởi soạn). Sử gia Phạm Văn Sơn cho biết thêm, trong số quân nổi dậy bị điệu ra pháp trường, có một tử tù có tướng mạo vạm vỡ, hiên ngang, được tả quân Lê Văn Duyệt đứng ra bảo lãnh nên khỏi tội chết, đó là Nguyễn Hựu Khôi, tức Lê Văn Khôi (tr. 347).
  20. Dẫn lại theo Nguyễn Hữu Quýnh (chủ biên), tr. 459. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, thì làng Minh Giám (quê Ba Vành) cũng bị quan quân nhà Nguyễn phá nát.
  21. Đặng Huy Vận, Nguyễn Phan Quang, Chu Thiên (1966). Một điển hình của phong trào nông dân dưới triều Nguyễn : Cuộc khởi nghĩa Phan-Bá-Vành. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 86 (Tháng 5) 21-29.https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/76829
  22. 1 2 Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Xuân Trung 1930-2000
  23. Trà Lũ Xã Chí, Cử nhân Lê Nhưng viết năm Ất Mão, niên hiệu Duy Tân thứ 9. Trần Lê Hựu dịch (Khoa lịch sử trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 1, 1971) ký hiệu thư viện VD-TL/1054
  24. Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Xuân Phương
  25. 1 2 3 4 5 “Trà lũ xã chí - bản dịch thư viện Nam Định” (PDF).
  26. Đặng gia thế phả, xã Quang Thiện huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
  27. Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Trường 1930 - 2000, trang 26
  28. Tháng 7 (âm lịch) năm Ất Dậu (1825), sao chổi xuất hiện đến tháng 11 (âm lịch) mới lặn, mà lúc bấy giờ thanh thế Ba Vành rất lừng lẫy, nên trong dân gian đã có câu: Chẳng vui cũng thể hội chùa/ Chẳng ngai, chẳng hốt cũng vua Ba Vành, và câu: Trên trời có ông sao tua/ Ở dưới hạ giới (có bản chép là Minh Giám hay Trà Lũ) có vua Ba Vành (Không rõ đây là một trò nhằm lên tinh thần của phe Ba Vành, hay là do óc dị đoan của dân chúng. Lời Phạm Văn Sơn, tr. 345).
  29. Ba tài liệu này, đều dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ 19 (1802-1884), tr. 177-178.
  30. Truyện Phan Bá Vành in trong Danh nhân đất Việt (tập 3), tr. 251.
  31. Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), tr. 459.
  32. Lược theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ 19 (1802-1884), 138-140.